|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Xã Xuân Cẩm là vùng đất cổ. Quá trình định cư gắn liền với việc khai hoang mở đất. Nơi đây, ngay từ thời Hùng Vương dựng nước, đã đi vào truyền thuyết lịch sử dân tộc. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên, nơi đây lại mang tên “Xuân Cẩm” với ý nguyện “Đẹp mãi như mùa xuân” và chính nơi đây các làng (xã) đều mang chữ “Cẩm” ở đầu để truyền tụng và nhắc nhở về sau “Có tích cho rằng, nơi đây nổi tiếng có nghề dệt lụa, được mang lụa biếu vua may áo, vue khen ngợi, từ đó đặt tên làng là Cẩm Bào”. Hoặc  như nữa, như làng “Xuân Biều” các bô lão nho hiền tâm tuyết, thảo kế sách hung nước yên dân, dâng lên triều đình. Bởi chữ đẹp ý hay nên tặng (Biểu là tên tự của Biều, về sau đọc là Biều- tức Xuân Biều). Những tên làng (xã) như Xuân Biều, Cẩm Bào, Cẩm Hoàng, Cẩm Xuyên… gắn với những sự tích, truyền tích, thần tích trong dân gian và Quốc sử. Mảnh đất nơi đây còn lưu giữ một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc cùng những lăng tẩm, đình chùa, đền miếu, sắc phong… làm nên một Xuân Cẩm, mà “huyện Hiệp Hòa chỉ có các xã Hoàng Vân, Ninh Định, Cẩm Bào, Danh thắng, Trung Định là đất văn học”.

“Tổng Cẩm Bào xưa là đất văn vật” và cũng là đất văn hiến. Cho nên được xác định là đất “Văn học” mang nghĩa “Văn hóa”, bao hàm văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể. Tổng Cẩm Bào có 5 lăng tẩm như: Lăng Bầu, Lăng Đồng Phướn, Lăng Nội Tròn, Lăng Nội Dinh và Lăng họ Phạm. Ngoài ra còn có nhiều từ đường và chưa kể La Tướng công là người Cẩm Xuyên sang quê mẹ nuôi dựng lăng Dinh Hương ( năm 1727).

Ngoài những lăng mộ, Xuân Cẩm còn một số đình, chùa, đền, miếu, nghè làm thành một bộ tứ thờ cúng các vị thần, tiên hiền có công đức giúp nước an dân.

Xuân Cẩm cũng là vùng đất địa linh của Hiệp Hòa, sản sinh nhiều người học hành thi cử, đỗ đạt trọng quan nơi triều chính. Truyền thống hiếu học đó còn lưu giữ đến tận ngày nay với nhiều người đỗ đạt cao, công tác ở nhiều vị trí trong bộ máy hành chính nhà nước. Đồng thời được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý như: 2 giáo sư, nhà giáo nhân dân, gần 30 tiến sỹ (Số liệu năm 2020) và hàng trăm thạc sỹ, cử nhân.

Xuân Cẩm còn được biết đến với các lễ hội tại các thôn rất phong phú và đặc sắc, nổi tiếng xứ Bắc Xua và khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang- Hà Nội- Thái Huyên- Vĩnh Phúc ngày nay, lại nằm trong vùng có truyền thống văn hóa lâu đời. Trong đó Hội Cẩm Bào là hội lớn, đất Cẩm Bào là đất vật, dân Cẩm Bào có nhiều người “Văn võ toàn tài” tinh thong cả đạo văn nghiệp võ. Mỗi diệp lễ hội, có nhiều trò chơi, trò diễn, đông vui nhất, sôi động nhất vẫn là đấu vật. Hội làng cũng gọi là Hội vật Cẩm Bào (hay hội Bầu), mang tính cách đẹp, khéo, khỏe, nhanh, khí phách thượng võ và thi vị nhân văn: Thứ nhất sới vật Cẩm Bào/ Thứ nhì sới vật Hương Câu, Ngọc Thành”. Hay hội Cẩm Xuyên được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng hàng năm, chẳng biết lễ hội Cẩm Xuyên có từ bao giờ nhưng đây là một dịp ôn lại truyền thống lịch sử hào hung của cha ông ta 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông ở thế kỷ XIII (1258, 1285 và 1288) giáo dục lòng yêu nước và thượng võ của một vùng quê, niềm tự hào về quá trình dựng nước và giữ nước.

Tại các thôn ngoài lễ hội dịp đầu Xuân cả 5/5 thôn đều có lệ làng dịp 03, 06/ 9 Âm lịch. Thông qua tục kết nghĩa anh em giữa Cẩm Hoàng với Xuân Biều không biết từ bao giờ để nói nên truyền thống văn hiến của người Xuân Cẩm Nơi đây.

          Ngoài những nét văn hóa trên xã Xuân Cẩm xưa kia còn được biết đến với món ăn gỏi cá mè sông, qua nghề trồng dâu nuôi tằm tại thôn Cẩm Xuyên, nghề đan nát tại thôn Cẩm Bào, Cẩm Trung, nghề bện quang, đan rủi tại thôn Cẩm Hoàng.v.v.

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 7,029
Tổng số trong ngày: 52
Tổng số trong tuần: 118
Tổng số trong tháng: 3,313
Tổng số trong năm: 19,986
Tổng số truy cập: 42,170